Ba tháng cuối thai kỳ là thời gian quan trọng thứ nhì trong suốt 9 tháng mang thai. Thai nhi lớn hơn và sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn cho mẹ bầu trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng thường phải đối mặt với nhiều chứng bệnh vặt hơn.
Bạn đang đọc: 5 triệu chứng mẹ bầu cần lưu ý trong ba tháng cuối thai kỳ
Dưới đây là 5 triệu chứng mẹ bầu không nên lơ là để tránh những sự cố đáng tiếc khi gần đến ngày khai hoa nở nhụy nhé.
1. Phù nề
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, hiện tượng phù nề sẽ xuất hiện rõ ràng nhất do lượng nước tích trong cơ thể tăng lên, lượng máu cũng tăng lên. Vùng ngực, bắp tay chân là những vị trí dễ thấy nhất và nghiêm trọng nhất.
Mẹ bầu nên thay tư thế nằm dể giảm cảm giác phù nề.
Để hạn chế, mẹ bầu không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu khi nằm, ngồi, đi đứng. Khi di chuyển nên đi giày bệt thoải mái để không đau chân. Đồng thời, mẹ có thể ngâm chân tay vào nước ấm để giúp cơ thể giảm phù nề.
Nếu sự phù nề xuất hiện diện rộng trên cơ thể, tốt nhất mẹ nên đi khám để chắc chắn về tình trạng sức khỏe thai kỳ của mình. Bởi chứng phù nề quá mức được xem là dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật, và bệnh lý liên quan đến tim, gan, thận hay về máu….
2. Khó thở, tức ngực
Tức ngực, khó thở cũng là một hiện tượng mẹ bầu hay gặp phải trong thai kỳ, nhất là sau 3 tháng đầu, đặc biệt 3 tháng cuối.
Để giảm triệu chứng này, mỗi ngày mẹ bầu nên tập hít sâu và thở ra chầm chậm. Đồng thời động tác hít thở này còn giúp cung cấp lượng oxy cần thiết cho thai nhi. Việc giữ cho tinh thần luôn vui, thoải mái cũng giúp hạn chế đáng kể triệu chứng này.
Tuy nhiên, nếu đau tức ngực đi kèm với phù nề nặng thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám bác sĩ.
3. Những cơn đau bụng
Tìm hiểu thêm: 11 bài tập yoga giúp mẹ bầu sinh con dễ dàng
Những cơn đau bụng có thế xuất hiện khi mẹ bầu ngồi xuống hay đứng lên.
Các cơn đau bụng xuất hiện nguyên nhân do tử cung mở rộng và chèn ép bụng dưới khiến dây chằng giãn ra. Thường mẹ bầu sẽ thấy đau khi ngồi xuống hay đứng dậy. Triệu chứng này là bình thường.
Tuy vậy, nếu đau bụng kèm với buồn nôn hay sốt thì mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để xác định tình trạng và ứng phó kịp thời.
4. Các cơn co thắt tử cung
Các cơn co thắt tử cung thường xuất hiện từ tháng thứ 6 trở đi. Hiện tượng này là bình thường. Cường độ co thắt sẽ tăng dần vào tuần thai thứ 30 trở đi. Thời gian co bóp và độ đau của các cơn co tử cung cũng tăng lên, mật độ bình thường của nó là từ 10 đến 20 phút xuất hiện 1 lần. Đây được biết đến như các cơn “chuyển dạ giả”, nhưng dù vậy mẹ bầu cũng không nên chủ quan mà nên chú ý theo dõi nếu có gì bất thường hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Lưu ý nếu các cơn co thắt có kèm với dấu hiệu ra máu thì có thể là mẹ bầu bị sinh non.
5. Tụt huyết áp, chóng mặt
Biểu hiện của tụt huyết áp là khi đứng lên hay ngồi xuống sẽ bị chóng mặt do lượng máu không kịp cung cấp cho cơ thể. Hiện tượng này thường tăng lên vào những tháng cuối thai kỳ do tử cung ngày càng lớn gây chèn ép đáng kể lên tĩnh mạch, khiến lưu thông máu khó khăn hơn.
>>>>>Xem thêm: Thực hư chuyện mẹ uống cà phê khi mang thai sinh con da đen
Nghỉ ngơi và giữ tinh thần thư giãn là việc mẹ bầu nên làm trong thai kỳ .
Để hạn chế tình trạng này mẹ bầu nên tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột và nên thay đổi tư thế nằm ngủ.
Tuy nhiên, nếu tụt huyết áp thường xuyên có thể là cảnh báo cho thấy mẹ bị thiếu máu hoặc mắc bệnh nguy hiểm cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)