5 thông tin không đúng về dinh dưỡng ăn dặm nhưng nhiều mẹ vẫn tin “sái cổ”

Rate this post

Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ sẽ gần như bị “khủng hoảng” với những kiến thức về ăn dặm cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Thậm chí, một số kiến thức về ăn dặm sai bét nhưng nhiều mẹ vẫn tin “sái cổ”.

Bạn đang đọc: 5 thông tin không đúng về dinh dưỡng ăn dặm nhưng nhiều mẹ vẫn tin “sái cổ”

1. Ăn dặm là bột/ cháo loãng

5 thông tin không đúng về dinh dưỡng ăn dặm nhưng nhiều mẹ vẫn tin "sái cổ"

Chúng ta luôn tin rằng, khi trẻ bước vào độ tuổi buộc phải trải qua giai đoạn ăn bột – cháo loãng. Sự thật thì không phải vậy, trẻ hoàn toàn có thể tập ăn thô ngay từ khi 6 tháng tuổi. Trẻ có thể học gặm, cắn cà rốt, táo, khoai tây, khoai lang, các loại rau củ khác… Điều quan trọng là mẹ đảm bảo các loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm luôn an toàn và được nấu chín.

Ngoài ra, mẹ vẫn có thể kết hợp cho trẻ ăn bột hay cháo loãng tùy thích và không bắt buộc phải hoàn toàn ăn thô. Vấn đề là mẹ hãy linh động việc ăn dặm cho trẻ, không nên đặt quá nhiều sự kỳ vọng vào ăn dặm như ăn để tăng cân chẳng hạn. Hãy nghĩ tới việc, ăn là món quà và trẻ là người quyết định thích ăn gì, ăn bao nhiêu.

2. Cho trẻ ăn dầu mỡ sẽ khiến trẻ khó hấp thu

Rất nhiều chị em tin vào điều này, vì luôn nghĩ rằng, người lớn ăn nhiều dầu mỡ còn khó hấp thu, huống chi trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Bé cần khoảng 30 – 40% chất béo mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển của bộ não. Mẹ cần cho trẻ ăn khoảng 3,5g chất béo/1kg cân nặng mỗi ngày. Các loại dầu lành mạnh như dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu mè đều tốt cho trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất béo như bơ, mỡ cá, đây đều là các chất béo rất tốt cho cơ thể ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.

3. Nếu con không chịu ăn một món nào đó nghĩa là con ghét món đó

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ đi ngoài và chậm tăng cân có phải do mẹ ăn đồ nóng, thức ăn lạ?

5 thông tin không đúng về dinh dưỡng ăn dặm nhưng nhiều mẹ vẫn tin "sái cổ"

>>>>>Xem thêm: 5 điều về viêm màng não mẹ nào cũng cần phải thuộc lòng để bảo vệ tính mạng con

Hoàn toàn sai nhé mẹ. Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, nghĩa là con đang tập làm quen với việc ăn uống ngoài bú sữa mẹ. Những món ăn mới có vẻ lạ lẫm, thú vị đối với trẻ. Khi trẻ ăn, trẻ có thể nhăn mặt, lắc đầu nhưng không có nghĩa là con ghét chúng và mẹ không cho ăn nữa.

Mẹ hãy để dành món ăn đó cho lần giới thiệu sau. Trẻ sẽ dần quen với hương vị của loại thức ăn đó và ăn được chúng. 

Hầu hết, khi mẹ giới thiệu thức ăn mới cho trẻ, trẻ sẽ không chịu hợp tác. Nếu mẹ kiên trì giới thiệu nhiều lần món ăn đó, trẻ sẽ ăn ngay thôi.

4. Sữa mẹ mất chất khi trẻ đã ăn dặm

Rất nhiều mẹ bắt đầu cai sữa cho trẻ khi trẻ ăn dặm vì tin rằng, sữa mẹ không còn chất gì khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm. Điều này khiến cho rất nhiều đứa trẻ buộc phải cai sữa khi mới qua giai đoạn 6 tháng tuổi. Hành động này khiến cho trẻ mất đi cơ hội được hưởng thêm nhiều dinh dưỡng, kháng thể từ sữa mẹ.

Theo các chuyên gia sữa mẹ, người mẹ nên cho trẻ bú ít nhất 24 tháng và song song với ăn dặm. Sau 24 tháng có thể cai sữa cho trẻ hoặc cho trẻ bú nếu trẻ vẫn thích bú mẹ. Sữa mẹ sau 6 tháng sẽ giảm lượng protein nhưng lại tăng thêm nhiều kháng thể. Sữa mẹ giai đoạn này không giúp trẻ nhìn mập mạp nhưng lại giúp con khỏe mạnh hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật. 

5. Nên cho trẻ tập ăn thịt từ sớm

Quan điểm, thịt chứa nhiều sắt và kẽm và cần được bổ sung ngay sau khi trẻ ăn dặm được rất nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thịt tuy nhiều sắt, kẽm nhưng chúng lại khá khó tiêu và đường ruột non nớt của trẻ chưa thể làm quen ngay được. Hãy cho trẻ làm quen với rau củ trong 2 tuần đầu, sau đó mới làm quen đến thịt.

Lượng thịt cho trẻ ăn cũng không nên quá nhiều, chỉ nên từ 20 – 50g/bữa đối với trẻ từ 6 – 8 tháng. Việc ăn quá nhiều thịt có thể gây hại cho thận của trẻ.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *