5 cách dạy bé biết xin lỗi là một giới hạn mà các bậc cha mẹ có thể dễ dàng áp dụng đối với bé. Trên thực tế, có thể bé chịu nói hai từ xin lỗi khi được bảo. Nhưng không phải bé nào cũng hiểu được ý nghĩa thực sự và vì sao mình lại phải nói câu này đối với người khác. 5 cách dưới đây sẽ là những việc bạn có thể sử dụng để dạy bé về vấn đề này. Chúng ta hãy cùng xem cụ thể chúng là gì nhé.
Bạn đang đọc: 5 cách dạy bé biết xin lỗi hiệu quả mẹ dễ dàng áp dụng nhất
Contents
- 1 1. Sự kì diệu của hai từ “xin lỗi”
- 2 2. 5 cách dạy bé biết xin lỗi mà bạn có thể dễ dàng áp dụng
- 2.1 2.1. Cho bé thấy quá trình bạn phải đấu tranh để tự nhận khuyết điểm của bản thân
- 2.2 2.2. Giúp con hiểu và sắp xếp lại cảm xúc của bản thân là 1 trong 5 cách dạy bé biết xin lỗi hiệu quả nhất
- 2.3 2.3. Để con tự lựa chọn nói câu xin lỗi
- 2.4 2.4. Dạy con thế nào là xin lỗi thực sự
- 2.5 2.5. Hãy đối xử với người khác theo cách mà con muốn được người khác đối xử với mình
1. Sự kì diệu của hai từ “xin lỗi”
Tất cả chúng ta có lẽ đều trải qua tuổi thơ của mình với ít nhất một lần rạn vỡ một mối quan hệ nào đó. Tình bạn ở trẻ nhỏ có thể dễ dàng “tan” vì một lý do rất trẻ con và “hợp” sau khi một “phía” chịu nói câu xin lỗi.
Khi trưởng thành và nhìn lại, chúng ta sẽ thấy những việc đã xảy ra lúc nhỏ thật buồn cười. Thậm chí thấy mình hay một người bạn thuở ấu thơ quá nghiêm trọng hóa vấn đề.
Tuy nhiên, ở góc nhìn của trẻ nhỏ, mọi thứ lại thực sự quan trọng. Để nói ra được lời xin lỗi với người khác phải là người rất dũng cảm. Đối với những bé có suy nghĩ này, nghĩa là con hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của câu nói xin lỗi.
Nó thể hiện sự nhận biết khuyết điểm hoặc hành động sai của mình. Đồng thời là sự nhận thức về ảnh hưởng của hành động đó đã làm người khác bị tổn thương.
Một lời xin lỗi chân thành với thái độ đúng mực sẽ giúp mở cánh cửa của sự tha thứ. Khiến mọi người cảm thông với nhau hơn. Từ đó, cải thiện tình trạng của một mối quan hệ. Ngược lại, có thể làm cho mối quan hệ đó tệ đi.
Chính vì vậy, việc dạy bé biết và hiểu ý nghĩa của hành động xin lỗi là rất quan trọng. Nó sẽ tác động đến sự duy trì mối quan hệ xã hội của bé sau này. Chúng ta nói tới “hành động xin lỗi” vì đây không chỉ gồm câu nói “ xin lỗi ” mà thôi. Nó còn chỉ đến thái độ khi nói, và những hành động thiết thực để thể hiện mục đích xin lỗi nữa.
Để giúp bé thực hiện được tất cả những điều này, bạn hãy tham khảo 5 cách dạy bé biết xin lỗi sau nhé.
2. 5 cách dạy bé biết xin lỗi mà bạn có thể dễ dàng áp dụng
2.1. Cho bé thấy quá trình bạn phải đấu tranh để tự nhận khuyết điểm của bản thân
Đây là cách hữu hiệu đầu tiên trong 5 cách dạy bé biết xin lỗi. Dù muốn hay không, bạn cũng phải nhìn nhận một điều rằng con cái sẽ nhìn vào hành động của chúng ta để học hỏi và làm theo chứ không phải lời nói.
Vì vậy, việc bạn cần làm là làm gương cho trẻ trong mọi thứ bạn muốn dạy con. Và tất nhiên, cách dạy bé biết xin lỗi cũng không nằm ngoài quy tắc này.
Vấn đề khó khăn nhất khi nói xin lỗi người khác đó là gạt bỏ cái tôi của bản thân và nhận mình sai. Đây là việc không hề dễ dàng chút nào. Do vậy, thật không ngoa khi nói rằng chúng ta phải đấu tranh để thực hiện việc này.
Bạn hãy cho trẻ biết suy nghĩ, cảm nhận của bạn cũng như bạn phải cố gắng như thế nào để nhận sai và nói câu xin lỗi với người khác.
Bạn hãy cho bé thấy trận chiến của chính bạn để con học hỏi từ đó.
Bạn cũng đừng ngại bị mất mặt khi nói xin lỗi bé một cách chân thành. Lý do là khi bạn làm điều gì sai hay xử lý tình huống kém đối với bé. Đây là cách thiết thực nhất giúp trẻ thấy được sự khiêm tốn của bạn. Và quan trọng là những gì bạn dạy trẻ không phải là sáo rỗng. Bằng cách này, bạn đưa ra cho trẻ một ví dụ cụ thể về thời điểm và cách thức nói lời xin lỗi người khác.
Với vai trò làm cha mẹ , không ai khác có ảnh hưởng nhiều hơn đến cuộc sống của bé ngoài bạn. Nếu bạn muốn bé lớn lên biết cách nói và khi nào thì nói xin lỗi, hãy tự mình làm trước.
2.2. Giúp con hiểu và sắp xếp lại cảm xúc của bản thân là 1 trong 5 cách dạy bé biết xin lỗi hiệu quả nhất
Bất cứ khi nào một cuộc xung đột xảy ra, các cảm xúc sẽ dâng trào. Điều này đúng đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Việc phân loại cảm xúc không phải lúc nào cũng dễ dàng rành mạch ngay cả đối với bạn – là các bậc cha mẹ.
Trong khi nhân vật phải đối mặt với chúng lại là những đứa trẻ – những cá thể đang trong quá trình học hỏi mọi thứ để phát triển bản thân.
Để giúp bé, bạn hãy đặt mình vào vị trí của con. Bạn hãy nói chuyện với con về cảm giác của chúng. Lưu ý rằng bạn là người đặt câu hỏi nhưng hãy để trẻ là người chia sẻ mọi thứ. Những câu hỏi như: “Chuyện gì đã xảy ra?”, “Chuyện đó làm cho con thấy như thế nào?”, “Bây giờ con thấy ra sao?”,… sẽ rất hữu ích trong việc giúp trẻ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình.
Bằng việc nhận ra và phân loại được cảm xúc của mình, bạn giúp bé hiểu rằng cảm xúc xuất hiện trong những tình huống cụ thể là rất bình thường. Từ đó, bạn có thể cùng con phân tích để nhận định đúng sai và hướng giải quyết sự việc một cách dễ dàng hơn. Như vậy, bé sẽ ngày càng tiến gần đến bước giải quyết xung đột và xin lỗi về hành động của mình.
Tìm hiểu thêm: Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em và những điều bố mẹ nên biết
2.3. Để con tự lựa chọn nói câu xin lỗi
Chúng ta thường bắt trẻ phải nói “xin lỗi” bất cứ khi nào con hành động sai. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ nói “sorry” một cách máy móc mà không thực sự hối lỗi về việc mình làm.
Để dạy bé biết nói xin lỗi một cách chân thành, hãy dẫn dắt bé để con tự đưa ra quyết định của mình.
Bạn có thể nói chuyện riêng với bé để giúp con nhìn nhận lại tình huống vừa xảy ra. Bạn hãy dẫn dắt con bằng những câu như: “Mẹ đã trông thấy chuyện xảy ra giữa con và bạn Ben. Nếu bạn cũng làm như vậy với con thì con sẽ thấy như thế nào”
Bạn hãy khuyến khích trẻ đặt mình vào vị trí của trẻ khác. Tuy nhiên, bạn đừng ép bé mà hãy để con suy nghĩ, nhận thức và tự đưa ra quyết định có xin lỗi hay không.
2.4. Dạy con thế nào là xin lỗi thực sự
Trong 5 cách dạy trẻ biết xin lỗi thì dạy con thế nào là xin lỗi thực sự có lẽ là cách quan trọng nhất.
Trên thực tế, rất nhiều bé không chịu nói xin lỗi đơn giản vì chúng không biết được tầm quan trọng của hành động ấy. Bé cần phải học được cách cũng như hiểu được tầm quan trọng của hành động xin lỗi.
Bạn hãy giải thích để bé hiểu xin lỗi là việc cần làm khi con có lời nói hoặc hành động sai trái với người khác. Con cũng cần hiểu rằng hành động xin lỗi không xóa bỏ được những gì đã xảy ra. Nhưng nó cho thấy trẻ sẽ nỗ lực để không lặp lại việc sai đó nữa. Ngoài ra, việc hiểu được bằng cách xin lỗi, bé sẽ xoa dịu được những tổn thương mà mình đã gây ra cho người khác. Tất nhiên, bạn hãy diễn đạt theo cách phù hợp nhất với độ tuổi cũng như tính cách của bé.
Đối với các bé dưới 3 tuổi, trẻ cần được chỉ bảo khi nào cần nói xin lỗi và bạn nên tập trung vào câu nói này.
Ở các bé 3 – 5 tuổi, con nên được chỉ ra những gì mình đang làm là sai.
Đến 5 – 6 tuổi, bé đã hiểu và bắt đầu phát triển sự hối hận về hành động của mình.
Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng cần lưu là đừng khiến bé hiểu theo hướng câu “xin lỗi” sẽ là một thẻ bài miễn trừ giúp mình được an toàn khỏi mọi rắc rối nhé.
2.5. Hãy đối xử với người khác theo cách mà con muốn được người khác đối xử với mình
Đối xử với người khác theo cách mà bé muốn được người khác đối xử chính là quy tắc vàng bạn nên dạy bé. Bạn có thể phải lặp lại điều này hàng trăm lần mỗi ngày với con.
Quy tắc này sẽ giúp bé chịu đặt mình vào vị trí của người khác. Từ đó bé sẽ nhận thức được ảnh hưởng của hành động mà mình đã thực hiện. Cảm giác hối hận sẽ là động lực thúc đẩy trẻ xin lỗi một cách chân thành và tự nguyện.
>>>>>Xem thêm: Bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em: Nguyên nhân và cảnh báo dành cho cha mẹ
5 cách dạy bé biết xin lỗi ở trên sẽ trở nên rất hiệu quả nếu bạn kiên nhẫn áp dụng. Trẻ nhỏ học hỏi để phát triển từng ngày. Vì vậy hãy giúp con được trải nghiệm, lựa chọn để rút ra bài học cho bản thân. Biết tự nhận khuyết điểm, hối hận về hành động sai của mình từ đó có lời nói và hành động tương xứng để sửa chữa cũng như xoa dịu tổn thương đã gây ra cho người khác. Đó là những điểm quan trọng mà trẻ cần nhận thức, rèn luyện được để trở nên một người có trách nhiệm với bản thân và mọi người trong tương lai.
Theo A Fine Parent
Lily Nguyễn lược dịch