3 nguyên tắc xử phạt đúng cách giúp con hiểu chuyện, ngoan ngoãn

Rate this post

Xử phạt trẻ là cả một nghệ thuật mà các bậc làm cha mẹ cần phải học hỏi, trao dồi kiến thức theo từng năm tháng con trẻ lớn lên. Bởi xử phạt không đơn giản chỉ là quát mắng, dọa dẫm, dùng đòn roi, nó còn dùng cả trí tuệ của bạn.

Bạn đang đọc: 3 nguyên tắc xử phạt đúng cách giúp con hiểu chuyện, ngoan ngoãn

1. Luôn cùng một cách xử lý tình huống sai

3 nguyên tắc xử phạt đúng cách giúp con hiểu chuyện, ngoan ngoãn

Trẻ nhỏ hơn 4 tuổi chưa thể hiểu ngay được những hình phạt cha mẹ đang áp dụng lên chúng. Nếu mỗi lần phạm lỗi sai, cha mẹ lại sử dụng các hình phạt khác nhau theo từng tình huống, trẻ sẽ khó có thể ghi nhớ chúng.

Não bộ trẻ ở giai đoạn này là ghi nhận mọi chuỗi hình ảnh mà bé nhìn thấy và ghép lại với nhau đến khi nào thành bức tranh hoàn chỉnh thì thôi. Do đó, trong những lỗi giống nhau ở trẻ như (ăn vạ, ném đồ chơi, đánh mẹ, gào khóc), cha mẹ chỉ cần sử dụng chung 1 hình thức phạt trẻ là được.

– Khi trẻ gào khóc, ăn vạ, ném đồ, đánh mẹ, mẹ hãy bế trẻ ra khỏi tình huống, trong trường hợp bé nằm ở sàn ăn vạ thì để bé nằm đó luôn. Việc mẹ cần làm là lơ trẻ đi và thu dọn những vật dụng xung quanh bé.

– Sau 3 – 4 phút sau khi bé đã gào khóc chán, bạn nghiêm mặt nói với trẻ rằng bạn không thích điều đó, mẹ cảm thấy không vui vì con hành xử như vậy. Cha mẹ đừng nghĩ rằng, bạn nói điều này mà trẻ không hiểu. Trẻ lên 2 đã hiểu được những cảm xúc vui/ buồn/ tức giận của mẹ và chúng rất sợ mẹ buồn/ giận và không còn thương chúng nữa.

– Trẻ có thể sẽ lơ bạn đi hoặc muốn bạn ôm ấp vỗ về và chúng có thể khóc to hơn nữa. Hãy để chúng khóc để tự điều chỉnh cảm xúc của mình. Sau nhiều lần như trên, trẻ sẽ hiểu rằng khóc lóc, ăn vạ không thể thay đổi được cảm xúc của cha mẹ và chúng sẽ bớt dần sự ương ngạnh hơn.

2. Thống nhất trong việc phạt con, không dùng chiêu “ông đánh bà xoa”

“Ông đánh, bà xoa” là chiêu dạy con phổ biến nhất hiện nay. Trong gia đình, vợ/ chồng sẽ đóng vai người ác và người hiền. Nếu mẹ dữ lên với con thì bố sẽ xoa dịu con và ngược lại. Cách này tưởng hay mà không hay chút nào. Điều này chỉ làm cho bé cảm thấy có phe cánh và càng thêm ỷ lại mà thôi.

Cách tốt nhất là hai vợ chồng cần thống nhất trong việc phạt con. Nếu trẻ mắc lỗi, cả hai cha mẹ cùng phạt và không ai tỏ thái độ “xoa” trẻ cả và không ai đứng về phe trẻ. Trẻ rất thông minh, chúng sẽ ngó trước, ngó sau để tìm đồng minh. Chỉ cần bạn tỏ ra thông cảm với chúng, ngay lập tức chúng sẽ sà vào lòng bạn khiến bạn khó có thể cứng lòng với chúng.

Khi người cha phạt con, người mẹ hãy tránh mặt hoặc không nhúng tay vào việc này. Giờ đây, câu chuyện là của hai cha con, hãy để họ tự giải quyết với nhau. Hãy cho trẻ hiểu rằng, khi con phạm lỗi, con sẽ không thể bấu víu vào ai được và con cần phải tự chịu trách nhiệm về lỗi của mình.

Nguyên tắc xử phạt này sẽ dạy con tính trách nhiệm của bản thân ngay từ khi còn nhỏ.

3. Không yếu lòng khi xử phạt con

Tìm hiểu thêm: Tâm lý trẻ 10 – 12 tuổi và vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của con

3 nguyên tắc xử phạt đúng cách giúp con hiểu chuyện, ngoan ngoãn

>>>>>Xem thêm: Chiều cao cân nặng của trẻ Việt Nam và chế độ dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện

Với các bà mẹ điều này có vẻ khó, vì chưa kịp phạt thì trẻ đã chạy vào lòng, ôm sầm tới và mếu máo, hôn hít khiến hầu hết các mẹ khó vượt qua được. Và dĩ nhiên, các bà mẹ sẽ tha thứ cho lỗi vi phạm của con dễ dàng hơn.

Hãy nhớ rằng, chúng ta không dùng roi vọt trong việc xử phạt hành vi của con, chúng ta dùng sự nghiêm nghị để dạy bảo con. Nếu bản thân cha mẹ không có thái độ rõ ràng với trẻ ngay từ đầu, thì thử hỏi, sau này khi trẻ trưởng thành, cha mẹ có thể rèn trẻ được không?

Nhìn chung, tùy vào tình huống con sai, cha mẹ sẽ có những xử phạt khác nhau. Tuy nhiên, điều duy nhất bạn phải tâm niệm đó là, trong vấn đề xử phạt sẽ không để tình cảm xen vào. Lúc này, con là người vi phạm, bạn sẽ là quan tòa. Hãy xử phạt thật công bằng.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *