24 lưu ý quan trọng về dinh dưỡng mẹ bầu nên nhớ kỹ

Rate this post

Khi mang thai, bạn sẽ buộc phải tuân theo những nguyên tắc khắt khe về dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi. 24 lưu ý quan trọng về dinh dưỡng thai kỳ dưới đây mẹ bầu nên học thuộc nhé.

Bạn đang đọc: 24 lưu ý quan trọng về dinh dưỡng mẹ bầu nên nhớ kỹ

  • 11 cách ăn uống của mẹ bầu khiến thai nhi chậm phát triển

1.Đừng quên bổ sung axit folic trước và trong quá trình mang thai. Axit folic đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các nguy cơ dị tật ở bé đấy.

24 lưu ý quan trọng về dinh dưỡng mẹ bầu nên nhớ kỹ

Lưu ý bổ sung axit floic từ các loại thực phẩm

Lượng cần thiết cho mẹ bầu là 400mg mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu dưỡng chất này như gan động vật, sữa đậu nành, súp lơ xanh, hạt hướng dương, các loại rau có lá màu xanh, ngũ cốc và các loại đậu…

2. Omega 3, DHA là dưỡng chất không thể thiếu cho mẹ và bé trong thai kỳ. Nó không chỉ giúp cho mẹ khỏe mạnh hơn mà còn hỗ trợ bé phát triển hệ thần kinh. Nhu cầu về DHA tăng mạnh vào quý 3 của thai kỳ. Các thực phẩm giàu omega 3 và DHA là cá, trứng, sò, thịt gà, thịt bò và gan động vật…

3. Đừng bao giờ bỏ qua món súp lơ vì đây là thực phẩm cực tốt cho sức khỏe mẹ mang thai. Nó không chỉ chứa nhiều vitamin, hàm lượng chất xơ phong phú mà còn có chứa các hoạt chất ngăn ngừa được bệnh ung thư. Lượng vitamin C có trong súp lơ gấp 2,5 lần lượng dưỡng chất này có trong cam.

4. Chứng tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 2% mẹ bầu. Để kiểm soát căn bệnh này mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình, hạn chế thực phẩm giàu carbonhydrat và đồ ngọt.

Mẹ bầu có thể xác định mình bị tiểu đường thai kỳ hay không thông qua các triệu chứng như: tiểu rắt, sụt cân, mệt mỏi và thường bị khát nhiều hơn.

5. Để giảm chứng ợ nóng thai kỳ mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn của mình và ăn thường xuyên trong ngày. Đồng thời nên tránh các thực phẩm khiến tình trạng ợ nóng nghiêm trọng hơn như: thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, thực phẩm nhiều gia vị như chocolate, đồ uống nhiều caffein.

24 lưu ý quan trọng về dinh dưỡng mẹ bầu nên nhớ kỹ

Chia nhỏ bữa ăn là cách mẹ bầu chống lại chứng ợ nóng.

6. Ăn quá nhiều hay ăn quá ít đều không tốt cho mẹ bầu. Lượng phù hợp nên bổ sung cho mẹ bầu mỗi ngày là 300kalo. Các thức ăn vặt tốt cho mẹ bầu là: hoa quả tươi, nước hoa quả, bánh mì, bánh ngọt, bánh quy, sữa…

7. Các thức ăn vặt giàu đường và chất béo không tốt cho mẹ bầu. Chúng có thể khiến cơ thể dư thừa năng lượng nhưng lại thiếu hụt các khoáng chất và vitamin cần thiết.

8. Không nên bỏ qua thịt đỏ và thịt gia cầm trong thai kỳ, vì đây là những thực phẩm giàu protein cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất để nuôi các tế bào quan trọng, đồng thời nó cũng giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm và ngăn ngừa được tình trạng máu vón cục thường xuất hiện ở mẹ bầu.

9. Mẹ bầu có thể bị thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ. Do đó việc bổ sung sắt là cần thiết để cơ thể sản xuất đủ hemoglobin – chất đóng vai trò vận chuyển máu và oxy đến các cơ quan cần được chú trọng.

Các thực phẩm giàu sắt như: các loại thủy hải sản, thịt (gia súc, gia cầm), trứng, rau thuộc họ đậu, hoa quả khô… Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung sắt vào quý 3 của thai kỳ nhé.

10. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung canxi trong quý 3 của thai kỳ. Đây là lúc xương và răng của bé bước vào giai đoạn hoàn thiện nên khoáng chất này cần tăng cường bổ sung nhiều hơn bình thường. Lúc này, bé cần khoảng 13mg canxi mỗi giờ từ máu mẹ. Do đó, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 250 đến 300mg canxi. Các thực phẩm giàu can xi cho mẹ bầu như sữa, súp lơ xanh, cá hồi, rau họ đậu…

11. Nên tránh bỏ ăn nếu bị nôn liên tục. Hãy ăn vặt nhiều hơn, vì đây là cách để mẹ bầu bổ sung được dinh dưỡng cho cơ thể, tránh thiếu hụt năng lượng cho cả mẹ và bé.

12 . Mẹ bầu nên tránh ăn thức ăn đóng hộp quá nhiều trong thai kỳ cũng như thịt hun khói hay thức ăn nhanh. Vì trong các thức ăn này có chứa nitrate để chống sự phá hoại của vi khuẩn. Do đó nếu dùng nhiều, cơ thể mẹ sẽ bị thừa muối dẫn tới các bệnh lý nghiệm trọng của thai kỳ.

13. Một số vitamin E, D, C… mẹ bầu nên bổ sung từ trước khi có thai, hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết rõ nhé.

14. Sự thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu thèm ăn một số món ăn nhất định. Tuy nhiên nếu bạn thèm ăn một số thực phẩm bất thường như đất cát, vải, gỗ… nên đi bác sĩ khám.

Tìm hiểu thêm: Một số những lưu ý cho mẹ bầu vấn đề tiêm Vacxin khi mang thai

24 lưu ý quan trọng về dinh dưỡng mẹ bầu nên nhớ kỹ

Mẹ bầu có thể thèm ăn bất thường khi mang thai.

15. Nếu mẹ bầu ăn thịt hay thủy hải sản hãy luôn nhớ chế biến kỹ lưỡng, nấu thật chín. Vì nếu không chúng có thể khiến mẹ bầu mắc các bệnh đường ruột hoặc bị nhiễm khuẩn đấy.

16. Phó mát mềm có thể không phải là món ăn an toàn cho mẹ bầu vì chúng có thể chứa khuẩn listeria. Loại khuẩn này có thể truyền từ mẹ qua bé và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc gây ra các tình trạng như sẩy thai hay thai chết lưu.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cẩn thận với các loại kem được sản xuất từ phô mát nhé.

17. Mẹ sẽ đối mặt với chứng phù trong thai kỳ, nặng nề nhất là vào các tháng cuối. Để hạn chế tác động xấu của chúng mẹ bầu nên ăn nhạt, hạn chế muối trong thực đơn của mình nhé.

18. Khi các cơn ợ xuất hiện trong thai kỳ, mẹ bầu có thể dùng hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ, các loại đậu, uống nhiều nước hoa quả để khống chế chúng.

19. Cân nặng tăng hợp lý cho mẹ bầu là từ 10 đến 15kg. Do đó mẹ đừng cố tăng gấp đôi khẩu phần khi mang thai để ăn cho hai người nhé. Mức năng lượng cần tăng thêm trong khẩu phần mỗi ngày chỉ là khoảng 300kalo là vừa nhé.

20. Mẹ bầu bổ sung vitamin A hợp lý trong thai kỳ giúp cho bé phát triển được hoàn thiện xương, da, thị giác, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm bớt các nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng cho mẹ.

Tuy nhiên, nên bổ sung hợp lý dưỡng chất này, chỉ nên cung cấp khoảng dưới 4.000 IU vitamin A mỗi ngày cho mẹ bầu thôi nhé. Các loại quả có màu vàng có nhiều dưỡng chất này.

21. Mẹ bầu có thể thấy thèm ăn một món nào đó đặc biệt nhưng hãy luôn nhớ duy trì cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ nhé. Mẹ nên chú trọng ăn uống đa dạng các loại thịt cá, rau, hạt, hoa quả, trứng sữa… Điều này đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó mẹ nên tránh ăn chay hay ăn kiêng để không gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể.

24 lưu ý quan trọng về dinh dưỡng mẹ bầu nên nhớ kỹ

>>>>>Xem thêm: Tiết lộ 15 điều đáng kinh ngạc về thai nhi có thể bạn chưa biết

Chế biến thực phẩm an toàn là điều mẹ bầu nên tuân thủ nghiêm ngặt.

22. Cà phê hay trà không phải là thức uống mẹ bầu có thể dùng nhiều trong thai kỳ vì chúng chứa caffein. Mỗi ngày mẹ chỉ nên tiêu thụ dưới 200mg caffein. Nếu tiêu thụ trên mức này thì nguy cơ sẩy thai có thể tăng lên 50%.

23. Mẹ bầu nên uống nhiều nước trong thai kỳ, nên uống đều đặn trong ngày không nhất thiết đợi thấy khát mới uống. Nhưng mẹ nên tránh uống nhiều nước vào buổi tối và nhớ bổ sung nước cho cơ thể sau khi vận động, luyện tập nhé. Dấu hiệu để mẹ biết cơ thể thiếu nước là nước tiểu có màu sậm.

  • Xem thêm: Tầm quan trọng của nước đối với sức khỏe mẹ bầu

24. Thuốc lá là điều mẹ bầu nên tránh xa trong suốt thai kỳ của mình. Không chỉ việc hút thuốc mà cả việc hít phải khói thuốc cũng khiến cho sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng. Nhất là đối với bé nhé.

  • Xem thêm: Khói thuốc lá: kẻ thù cực nguy hiểm đối với mọi thai nhi

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Danh sách thực phẩm vàng mẹ nên ăn trong 3 giai đoạn của thai kỳ
  • 3 hiểu lầm tai hại ở một số mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng
  • Ngộ độc thức ăn khi mang thai: tác hại khôn lường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *