Chuẩn bị tài chính là một việc cực kỳ quan trọng bên cạnh chuẩn bị sức khỏe và tâm lý khi vợ chồng bạn muốn có con. Đây là việc cần được xem xét và lên kế hoạch một cách nghiêm túc trước khi bạn có em bé.
Bạn đang đọc: 12 việc vợ chồng bạn nên làm để chuẩn bị tài chính cho việc có con
Từ lúc bạn bắt đầu mang thai tới lúc sinh con, rất nhiều chi phí sẽ phát sinh và có thể bạn không có đủ thời gian để tính toán cho thấu đáo. Vậy làm thế nào để có sự chuẩn bị hợp lý trong vấn đề này, vợ chồng bạn hãy tham khảo 12 việc nên làm dưới đây, và thực hiện được càng nhiều càng tốt nhé.
Contents
- 1 1. Hãy mua bảo hiểm sức khỏe
- 2 2. Hãy tìm hiều về các dịch vụ về khám thai và sinh nở
- 3 3. Hãy xem xét đến khoản tài chính bị hao hụt khi bạn nghỉ sinh
- 4 4. Hãy tìm kiếm những chương trình trợ giúp về tài chính
- 5 5. Hãy cập nhật tài khoản của bạn
- 6 6. Hãy mua bảo hiểm nhân thọ
- 7 7. Hãy quan tâm tới cả bảo hiểm tàn tật
- 8 8. Hãy cập nhật (hoặc lập) di chúc của bạn
- 9 9. Hãy lên kế hoạch tiết kiệm
- 10 10. Hãy đánh giá ngân sách của gia đình một cách thực tế và toàn diện
- 11 11. Hãy mượn quần áo thai sản
- 12 12. Mua đồ cho em bé
1. Hãy mua bảo hiểm sức khỏe
Trong việc chuẩn bị tài chính sẵn sàng cho việc có con, bảo hiểm sức khỏe nên là điều bạn nghĩ tới đầu tiên. Nếu bạn chưa có bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tại chỗ làm hoặc chưa được hưởng chính sách bảo hiểm của chồng thì đây là thời điểm thích hợp để tìm mua một gói bảo hiểm sức khỏe cho bản thân. Hãy tìm hiểu kỹ về các gói bảo hiểm của các hãng khác nhau, các điều khoản về sinh nở…để chọn một loại phù hợp.
2. Hãy tìm hiều về các dịch vụ về khám thai và sinh nở
Tìm hiểu về các dịch vụ liên quan đến khám thai và sinh nở, xem phần nào được bảo hiểm chi trả và phần nào không. Vì trong thai kỳ, bạn sẽ phải khám thai nhiều lần, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, uống các loại thuốc, vitamin bổ sung…Ngoài ra bạn cần xem xét đến cả phương pháp sinh (thường hoặc mổ). Hãy chuẩn bị thật kỹ để bạn có thể chủ động về tài chính trong khoảng thời gian quan trọng này.
3. Hãy xem xét đến khoản tài chính bị hao hụt khi bạn nghỉ sinh
Bạn hãy tính toán kỹ lưỡng xem khoản tiền bị hao hụt khi bạn nghỉ sinh sẽ tác động tới tình hình tài chính của gia đình như thế nào. Và bạn có thể lên kế hoạch tiết kiệm để bù vào hay không.
4. Hãy tìm kiếm những chương trình trợ giúp về tài chính
Hãy tham khảo những chương trình có thể giúp bạn lên kế hoạch tài chính một cách phù hợp với hoàn cảnh của mình.
5. Hãy cập nhật tài khoản của bạn
Hãy thêm người thụ hưởng, thừa kế vào tải khoản hưu trí nếu bạn thấy cần thiết
6. Hãy mua bảo hiểm nhân thọ
Mặc dù không ai muốn nghĩ đến rủi ro có thể xảy ra cho mình hoặc người thân, nhưng sự lo xa không phải là thừa. Vì nếu có chuyện gì không may xảy ra cho bạn hoặc chồng, thì con bạn sẽ được bảo đảm về vấn đề tài chính.
Tìm hiểu thêm: Đã từng sinh con nhưng vẫn bị vô sinh, vì sao?
7. Hãy quan tâm tới cả bảo hiểm tàn tật
Cũng như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tàn tật là sự chuẩn bị cho những điều không may có thể xảy ra. Thông thường, mục bảo hiểm về thương tật hoặc bệnh hiểm nghèo sẽ có trong bảo hiểm nhân thọ và bạn sẽ phải trả thêm phí cho điều khoản này. Nếu bạn đã mang thai thì có thể bạn sẽ không mua thêm được bảo hiểm về thương tật nhưng chồng bạn có thể. Và nếu bạn có em bé thì thu nhập của người trụ cột sẽ rất quan trọng, vì vậy hãy đảm bảo chồng bạn có cả bảo hiểm thương tật ngắn hạn và dài hạn.
8. Hãy cập nhật (hoặc lập) di chúc của bạn
Việc này nghe có vẻ quá nghiêm trọng tương tự như việc mua bảo hiểm thương tật hay nhân thọ. Nhưng chúng ta đang nói đến sự chuẩn bị cho tương lai lâu dài, nó không chỉ về vấn đề tài chính mà còn về con người. Vì vậy, bạn hãy chỉ định người giám hộ cho trẻ trong trường hợp bạn hay chồng vì lý do nào đó không có ở bên cạnh con.
9. Hãy lên kế hoạch tiết kiệm
Nếu bạn chưa có một kế hoạch tiết kiệm nào, bạn dự định sẽ chi trả bao nhiêu cho chi phí nuôi con mỗi tháng, hay chi phí học tập của con…hãy lên kế hoạch thật cụ thể để bạn chủ động và kiểm soát được tài chính của mình khi em bé ra đời.
10. Hãy đánh giá ngân sách của gia đình một cách thực tế và toàn diện
Bạn hãy xem ngân sách gia đình có đáp ứng được những vấn đề phát sinh khi có con hay không. Ví dụ như bạn có thể cần chỗ ở rộng hơn, bạn cần mua sắm thêm đồ dùng cho bạn và cho con, bạn cần dùng đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe…Hãy dựa trên giới hạn thực tế của gia đình và cố gắng hạn chế những thứ không cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Uống vitamin E trước khi mang thai có thật sự cần thiết
11. Hãy mượn quần áo thai sản
Vì bạn chỉ cần mặc quần áo thai sản trong một thời gian ngắn, nên bạn không cần phải mua mới tất cả, mà có thể mượn lại một số từ bạn bè hoặc chị em trong nhà.
12. Mua đồ cho em bé
Đối với một số đồ dùng cho bé như nôi, cũi, địu, xe đẩy…bạn có thể mua đồ đã dùng từ người quen hoặc bạn bè để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng chúng đảm bảo an toàn đối với em bé.
Bạn có thể thấy rằng chuẩn bị tài chính để có em bé là một việc cần được xem xét thật cụ thể và kỹ càng. Vì khi bạn đã bắt đầu mang thai và sau này là sinh con thì quỹ thời gian của bạn sẽ rất eo hẹp. Tâm trí bạn lúc đó hầu như dành cho việc chăm sóc sức khỏe của bạn và con, những vấn đề khác sẽ nằm ở vị trí rất xa thứ tự ưu tiên của bạn. Do vậy một kế hoạch chu đáo sẽ giúp bạn sẵn sàng đón con yêu trong điều kiện tốt nhất. Hãy cố gắng thực hiện điều đó sớm nhất có thể bạn nhé.
Theo What To Expect
Lily Nguyễn lược dịch