10 đợt khám thai định kỳ và những nội dung khám

Rate this post

Một trong những việc bạn cần làm để đảm bảo một thai kỳ thành công là thực hiện đúng lịch hẹn khám thai định kỳ. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm hạnh phúc bạn có thể tận hưởng trong thai kỳ.

Bạn đang đọc: 10 đợt khám thai định kỳ và những nội dung khám

Chuẩn bị trước khi đi khám

Vì sức khỏe của thai nhi và của mẹ có liên quan đến nhiều yếu tố từ tiền sử bệnh gia đình đến môi trường sống, nơi làm việc, bệnh tình… của mẹ nên trước khi đi khám thai bạn cần phải có được sự chuẩn bị chu đáo, từ:

10 đợt khám thai định kỳ và những nội dung khám

Dựa trên tiền sử bệnh án của chính bạn, các bác sĩ sẽ có được đánh giá chính xác hơn về tình trạng hiện tại và đưa ra những lời tư vấn cụ thể.

Sổ khám bệnh:Dựa trên tiền sử bệnh án của chính bạn, các bác sĩ sẽ có được đánh giá chính xác hơn về tình trạng hiện tại và đưa ra những lời tư vấn cụ thể.

Sổ ghi chú tiền sử bệnh gia đình:Sức khỏe của thai nhi và bạn sẽ chịu chi phối bởi một số yếu tố di truyền. Vì vậy, bạn nên cố gắng có được cho mình một sổ ghi chú tiền sử bệnh trong gia đình gồm phía bên nhà bạn và cả bên nhà chồng để giúp bác sĩ có được những thông tin chẩn đoán chính xác hơn về sau.

Danh mục thuốc đã và đang dùng:Việc dùng thuốc trong thai kỳ có thể đem đến những tác hại khôn lường đối với sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, bạn cần cho bác sĩ biết mình đã sử dụng những loại thuốc nào trước và trong lúc mang thai, kể cả thuốc bổ, các loại vitamin… hoặc loại thuốc bạn được chỉ định điều trị bệnh trong giai đoạn tiếp theo.

Bảng liệt kê các câu hỏi liên quan:Dù là người mang thai lần đầu hay mang thai lại, bạn vẫn luôn có những thắc mắc nhất định về thai kỳ của mình. Hãy ghi lại hết những gì bạn muốn được tỏ tường và nhờ bác sĩ giải đáp tất cả khi bạn đến khám thai định kỳ.

10 đợt khám thai định kỳ và những nội dung khám

Chồng là người sẽ đồng hành cùng bạn trong lần khám thai đầu tiên.

Nhờ người cùng đồng hành:Tất nhiên người muốn thể hiện vai trò làm cha và học cách làm cha sẽ không ai khác chính là anh xã của bạn. Để lần khám thai đầu tiên không khiến cả hai phải “lấn cấn”, bạn hãy thông báo trước lịch khám cho chồng để anh ấy có thể thu xếp công việc ổn thỏa. Đừng để những rắc rối trong công việc đặt vợ chồng bạn trong tình cảnh khó khăn khi sắp phải đón thêm thành viên mới.

Tìm hiểu bác sĩ có chuyên môn và hợp với bạn:Bạn không chỉ khám thai một lần trong thai kỳ do đó việc lựa chọn người bác sĩ bạn cảm thấy có khả năng trò chuyện thân tình hoặc có thể tin tưởng về chuyên môn thì một chút đắn đo cũng là điều cần thiết.

Thái độ thân thiện:Trước rất nhiều nguồn tham khảo trên các kênh thông tin hiện nay, có thể bạn cũng có chút hiểu biết về thai kỳ. Nhưng đừng cho rằng đó là tất cả và bạn có thể tranh luận với những người có chuyên môn. Nếu bạn thấy có vấn đề không hợp lý hãy nhẹ nhàng hỏi lại và tiếp thu những lời khuyên của các bác sĩ. Bởi lẽ có thể những thông tin bạn biết là thuộc về cái chung, còn những gì bạn được nghe lại chính là điều cần thiết cho trường hợp của riêng bạn.

Nội dung của những cuộc khám thai định kỳ

Mỗi đợt khám thai định kỳ, các bài kiểm tra và xét nghiệm sẽ khác nhau. Nội dung của các đợt khám thai này, bạn có thể theo dõi qua bảng tổng soát sau:

Tìm hiểu thêm: Top 3 áo ngực Thái Lan cho mẹ bầu mặc đẹp gọi sữa về ưa chuộng hiện nay

10 đợt khám thai định kỳ và những nội dung khám10 đợt khám thai định kỳ và những nội dung khám

>>>>>Xem thêm: Cách tính ngày dự sinh và một số câu hỏi liên quan thường gặp

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *