Dạy con không phải là công việc dễ dàng. Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh và làm theo những điều hay lẽ phải. Thế nhưng không ít lỗi vô tình của cha mẹ lại biến con thành trẻ hư.
Bạn đang đọc: 10 điều ba mẹ chớ mắc phải khi dạy con kẻo bé trở thành em bé hư
Dưới đây là những điều mà cha mẹ nên tránh nhé.
Contents
- 1 “Trao thưởng” cho hành vi chưa ngoan
- 2 Bảo vệ trẻ quá mức trước những điều xấu
- 3 Cảnh cáo suông
- 4 Tạo cho trẻ tâm lý hưởng thụ
- 5 Nuông chiều trẻ
- 6 Dung túng hành vi xúc phạm người lớn của trẻ
- 7 Đổ lỗi cho người khác
- 8 Dễ dãi với trẻ như bạn bè
- 9 Biện hộ cho hành vi của trẻ
- 10 Không dạy bảo trẻ từ khi trẻ còn nhỏ
“Trao thưởng” cho hành vi chưa ngoan
Tình huống thường gặp là trẻ vòi quà bánh hay một món đồ chơi. Khi bạn nói “không được” thì trẻ bắt đầu gào khóc to hơn, thậm chí còn lăn lộn “ăn vạ”. Mọi người xung quanh sẽ nhìn bạn, vài người tỏ ý bị làm phiền, và thế là bạn đành thỏa hiệp và cho trẻ điều chúng muốn để chấm dứt màn náo loạn.
Nhưng nếu bạn “giương cờ trắng” trong tình huống này thì vô tình bạn đã trao cho trẻ một thông điệp rằng chỉ cần trẻ la hét om sòm và đủ to thì cha mẹ sẽ đáp ứng các yêu cầu của mình. Dần dần điều này sẽ trở thành phản xạ có điều kiện, hình thành nên tính ngang bướng, ích kỷ ở trẻ.
Bảo vệ trẻ quá mức trước những điều xấu
Bản năng bảo bọc của cha mẹ thường khiến cha mẹ cuốn bảo vệ trẻ tránh xa những điều xấu và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trẻ không bao giờ biết đến những điều xấu đó. Điều này lại khiến trẻ trở nên yếu ớt, phụ thuộc, không có cơ hội học và sửa sai, không phát triển được kỹ năng giải quyết vấn đề.
Hãy cho trẻ một môi trường lành mạnh để trưởng thành chứ không phải nhốt trẻ trong lồng kính.
Cảnh cáo suông
Nếu bạn đã đưa ra một lời cảnh cáo cho hành động không được phép thì cần phải đảm bảo “hậu quả” mà hành động sai trái sẽ nhận được.
Nếu bạn đã nói rằng trẻ chỉ được vẽ trên giấy mà không được vẽ lên nền nhà và hình phạt sẽ là trẻ bị tịch thu màu chì nếu vi phạm, thì hãy đảm bảo sau đó trẻ sẽ bị “tuyên án” đúng như vậy nếu trẻ cố tình phá phách.
Những cảnh cáo suông sẽ khiến trẻ không còn “sợ” hình phạt vì chúng biết hình phạt sẽ không xảy ra.
Điều này cuối cùng sẽ đưa đến trẻ không nghe lời cha mẹ, trở nên lì lợm.
Tạo cho trẻ tâm lý hưởng thụ
Khi cha mẹ dọn đường sẵn cho trẻ đi thì trẻ sẽ chẳng gặp trở ngại nào để có thể trưởng thành cả. Điều này cũng giống như việc bảo bọc quá mức, gạt bỏ chướng ngại giúp trẻ cũng khiến trẻ yếu ớt và sẽ thực sự lúng túng nếu phải va chạm trong cuộc đời.
Nuông chiều trẻ
Nếu cha mẹ quá nuông chiều trẻ, coi trẻ như “ông vua bà chúa”, chăm chút từng tâm tư, nguyện vọng của trẻ, thì khả năng là trẻ sẽ coi cha mẹ như người hầu. Hơn nữa, trẻ cũng không học được lòng hiếu thảo và biết ơn đối với đấng sinh thành.
Vì vậy, hãy hướng dẫn trẻ, cho trẻ biết các giới hạn và chuẩn mực để trẻ có thể trưởng thành đúng đắn.
Dung túng hành vi xúc phạm người lớn của trẻ
Tìm hiểu thêm: 10 xe ô tô trẻ em tự lái bé thích thú mà bố mẹ nên mua
Những hành vi sai của trẻ cần được chấn chỉnh.
Nếu trẻ tức giận hay buồn phiền mà hét vào mặt, kéo tóc, đá đểu, gọi tên cha mẹ hay trút giận lên cha mẹ, thì ngay lập tức bạn nên “trấn áp” trẻ. Và đôi khi cần phải đi kèm với hình phạt thật nghiêm khắc để trẻ hiểu rằng hành động đó là sai trái nghiêm trọng.
Hãy nói cho trẻ biết, bạo lực không phải là cách giải quyết vấn đề và hướng dẫn cho trẻ cách để biểu lộ cảm xúc tích cực hơn.
Vì nếu dung túng, bé sẽ trở nên hỗn xược với cha mẹ và hơn hết là trở thành người hung hăng, bạo lực sau này.
Đổ lỗi cho người khác
Nhiều cha mẹ có xu hương bênh con, luôn cho rằng con mình không bao giờ làm điều gì sai, và nhanh chóng bảo vệ con bằng cách đổ lỗi cho người khác.
Nhưng, nếu như vậy thì trẻ sẽ không bao giờ học được tính chịu trách nhiệm vì không hiểu được những hành động của mình có thể gây ra hậu quả gì. Và bắt chướt theo cha mẹ, khi trẻ lớn lên trẻ cũng sẽ đổ lỗi cho người khác và không nhận ra những lỗi lầm của mình.
Dễ dãi với trẻ như bạn bè
Lời khuyên hãy xem con cái như bạn bè để có thể hiểu con và gần gũi với con hơn có vẻ là một lời khuyên tốt nhưng không hẳn như vậy.
Cho đến khi trẻ trở thành một người trưởng thành thật sự thì trẻ vẫn cần cha mẹ trở thành người hướng dẫn, giúp đỡ và khai mở cho trẻ những điều hay lẽ phải.
Sự nghiêm khắc là cần thiết để nuôi dạy trẻ. Dù bạn có dễ tính đến đâu cũng đừng quên điều này nhé.
Biện hộ cho hành vi của trẻ
Nếu trẻ có hành động bất thường như gào thét hay quậy phá thì có lẽ cha mẹ nên quan tâm tìm ra nguyên nhân thực sự đằng sau hành động đó. Đừng mặc định trẻ làm vậy là do buồn ngủ hay buồn chán. Có thể có nhiều nguyên nhân hơn và tốt nhất bạn nên tìm hiểu để giải quyết trước khi điều đó trở thành một tật xấu ở trẻ.
Không dạy bảo trẻ từ khi trẻ còn nhỏ
>>>>>Xem thêm: Muốn trẻ học giỏi tiếng Anh từ nhỏ, cha mẹ đừng bỏ qua 3 thời điểm vàng sau
Dạy con từ thuở còn thơ là lời khuyên của ông bà ta từ xưa đến nay. Thế nhưng nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ còn quá nhỏ, không thể hiểu được lời dạy của người lớn nên thường bỏ qua và chấp nhận những hành vi chưa đúng của trẻ.
Những hành vi sai trái từ nhỏ sẽ theo bé đến khi trưởng thành và trở thành một người trường thành nhiều thói hư tật xấu đấy bạn nhé.
Với những thông tin trên, hy vọng các bậc cha mẹ có thể uốn nắn con từ nhỏ để bé có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tính cách.
Chúc bạn thành công.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)